Thoái hóa khớp gối: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh thoái hóa xương khớp nguy hiểm. Theo nghiên cứu, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì cứ 4 người cao tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp gối sẽ có 1 người bị mất khả năng đi lại, vận động. Vậy, thoái hóa khớp gối nguyên nhân do đâu? Những triệu chứng nào phát hiện bệnh sớm và có cách nào điều trị bệnh hiệu quả?

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thoái hóa khớp gối do cao tuổi, do bị chấn thương hay gặp các bệnh về viêm khớp… Dưới đây là những nguyên nhân thoái hóa khớp gối thường gặp:

Do chấn thương

Chấn thương ở đầu gối có thể ảnh hưởng đến các dây chằng, gân hoặc túi hoạt dịch bao quanh khớp gối. Một số chấn thương đầu gối phổ biến như: Rách dây chằng trước, tổn thương sụn, viêm bao hoạt dịch, hay viêm gân bánh chè…

thoai-hoa-khop-goi-2

Các loại bệnh viêm khớp

Bệnh viêm xương khớp (viêm khớp thoái hóa): Đây là bệnh viêm khớp thường gặp nhất hiện nay, sụn ở đầu gối bị hủy hoại do sử dụng nhiều và do tuổi tác gây nên.

Bệnh viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn, có thể gây ảnh hưởng đến gần như bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối.

Những nguyên nhân khác

Hội chứng đau bánh chè: Đây là bệnh thường gặp ở các vận động viên hay những người đã có một dị tật nhỏ ở xương bánh chè. Người bệnh thường bị đau giữa xương bánh chè và các xương đùi dưới.

Béo phì: Thừa cân (béo phì) làm tăng gánh nặng trên các khớp đầu gối của bạn, từ đó gây nên thoái hóa khớp gối do sự phân hủy sụn khớp.

Tật bẩm sinh: Những tật ở chân khiến bạn dễ gặp phải những chấn thương, từ đó gây nên thoái hóa khớp gối nhanh hơn so với người bình thường.

Cơ thiếu linh hoạt hoặc yếu cơ: Cũng giống như tật bẩm sinh, khi cơ thiếu linh hoạt hay yếu cơ, bạn sẽ gặp phải những chấn thương do ngã hay khi nâng các vật nặng. Ngược lại, cơ bắp khỏe mạnh giúp hỗ trợ cho đầu gối nâng sức nặng của cơ thể tốt hơn.

thoai-hoa-khop-goi-1

Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Bạn sẽ bắt gặp những cơn đau nhẹ khớp gối thường xuyên, cơn đau tăng dần khi vận động, di chuyển và cơn đau thường xuất hiện chủ yếu về ban đêm. Nếu để ý, khi co duỗi chân bạn có thể nghe thấy tiếng kêu lục khục, lạo xạo ở đầu gối.

Bạn có thể bị cứng khớp sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Việc cử động gần như là không thể, phải mất khoảng 10 – 30 phút để tình trạng cứng khớp qua đi, bạn mới có thể di chuyển được.

Bạn sẽ thấy khó vận động, đi lại do khớp gối bị cứng và đau. Người bệnh thoái hóa khớp gối cảm thấy nhấc chân khó, đi tệp tễnh, đặc biệt đứng lên ngồi xuống rất khó khăn, leo cầu thang rất vất vả.

Khớp gối có thể bị sưng lên do bị tràn dịch khớp. Và tình trạng sẽ được cải thiện sẽ thực hiện chọc hút dịch sẽ làm giảm đau và sưng đầu gối.

Nếu để lâu, thoái hóa khớp gối bị biến dạng, teo ổ khớp. Người bệnh có thể bị lệch đầu gối, rất khó gập hoặc duỗi gối, có thể mất khả năng vận động, đi lại.

thoai-hoa-khop-goi-4

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Thay đổi chế độ ăn uống

Bạn nên ăn các thực phẩm giàu axit béo Omega 3 có tác dụng kháng viêm hiệu quả như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích… Ngoài ra, các loại ngũ cốc như: đậu nành, rau xanh, hạt mầm… có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch và kháng oxy hóa rất tốt.

Bạn cần kiêng các thực phẩm nhiều giàu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên hoặc nướng. Hạn chế các chất kích thích: cà phê, rượu, bia… Không ăn các đồ ăn quá ngọt hay quá mặn. Các loại thực phẩm như: chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo, cà chua), thịt chó và canh cua bạn cũng không nên ăn.

Thường xuyên tập luyện điều độ

Bạn nên tập luyện, vận động thường xuyên để cơ thể dẻo dai, tăng sức khỏe và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối của mình. Các bộ môn: đi bộ, đi xe đạp hay bơi lội rất tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, bạn tránh tập cường độ cao, mà chỉ nên tập những bài nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực cơ thể.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng bài thuốc dân gian

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể tham khảo bài thuốc có thành phần từ cây dây đau xương có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả. Người bệnh có thể lấy: Dây Đau Xương, Đơn Gối Hạc, Bưởi Bung, Gấc (rễ), Cỏ Xước, mỗi vị từ 20 – 30g rồi đem sắc uống hàng ngày. Chỉ sau 2 – 3 tuần những cơn đau khớp gối sẽ được cải thiện.

thoai-hoa-khop-goi-5

Ngoài ra, để cải thiện bệnh, người bị thoái hóa khớp gối có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh như: Khớp Nữ Tuệ Đức, Xương Khớp MH, Viên xương khớp Senudo, Viên xương khớp Khương Thảo Đan… Đây đều là các sản phẩm an toàn được Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm kiểm định khắt khe nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Đừng để bệnh thoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của bạn. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh để bảo vệ sức khỏe của bạn tốt nhất.

 

Bình luận về bài viết này